Dạy học tiếng Anh cho bé bằng flashcard.

27/04/2018

Dạy học tiếng Anh cho bé bằng flashcard.

Với xu hướng cho con em tiếp cận tiếng Anh từ sớm, các ông bố bà mẹ hẳn đã quá quen thuộc với phương thức dạy học sử dụng hình ảnh tương quan hay còn gọi là flashcard.

Khi dạy tiếng Anh cho trẻ em, thật tuyệt với nếu có thể sử dụng những công cụ trực quan như flashcard hay picture cards để thu hút sự chú ý của trẻ.

Tuy nhiên, các bạn đã thật sự biết  cách sử dụng flashcard chưa? Hay vẫn chỉ đang áp dụng cách học máy móc với một công cụ mới?

Nếu còn đang băn khoăn, lúng túng thì hãy cùng tham khảo bài viết sau để có ngay những ý tưởng học tập thú vị mới mẻ dành cho các bé nhé!

day-tieng-anh-cho-be-bang-plas

Flashcard là những tấm thẻ cứng chứa thông tin ở 2 mặt, thông tin có thể là chữ là số (thường có 2 mặt, một là hình ảnh, một là chữ) được dùng để thảo luận ở lớp hoặc tự học nói chung. Chính vì có hình ảnh nên các bé sẽ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng.

Đầu tiên, một lưu ý nho nhỏ khi sử dụng flashcard: hãy cố tỏ ra bí mật. Khoa học đã chứng minh, khi trẻ em tò mò sẽ tạo cảm giác thích thú, muốn tìm và từ đấy tăng năng suất học. Giờ thì cùng điểm qua một số phương pháp “vừa chơi vừa học” hiệu quả nào.

  • Tìm đồ vật:

Như đã đề cập ở trên, những phương pháp gợi trí tò mò của các con luôn được đánh giá cao. Một trong số đó là tìm đồ vật. Cách thực hiện phương pháp này cũng rất đa dạng. Nếu cầu kì bạn có thể tự tạo những chiếc túi, những ô vuông nhỏ, giấu đồ và để cho con đoán. Ví dụ, sau khi đã giới thiệu những từ vựng cho các con, các bạn hãy giấu những tấm thẻ vào những ô có màu sắc, chữ số khác nhau (như vậy có thể lồng ghép cả những từ tiếng Anh về chữ số, màu sắc) sau đó nói cho các con biết từ mình muốn tìm và để các con tự tìm, tự đoán.

Đơn giản hơn nữa, che hình ảnh đi và để trẻ chọn một tấm card bất kì. Sau khi chọn xong, trẻ sẽ tìm xem đồ vật nào trong nhà trùng với tấm card và cầm về nói từ ý.

  • Nhặt tranh:

Nhặt tranh là một cách học đơn giản. Hãy đặt những tấm card dưới sàn và nói một từ tiếng Anh để con nhặt tấm card tương ứng. Khi các bé gặp khó khăn, bạn có thể sử dụng lời nói hoặc hành động diễn tả cho con hiểu. Chẳng hạn như với từ “tiger”, hãy thử khum bàn tay như “móng vuốt” và gầm gừ. Với những tác động hình ảnh, âm thanh sinh động sẽ giúp các con dễ liên tưởng và nhớ lâu hơn.

  • Nhảy theo tranh:

Tiếp theo là trò chơi với tên gọi “băng qua sông” (cross the river) hay còn gọi là nhảy theo tranh. Đầu tiên hãy xếp những tấm thẻ thành một hàng dọc trên sàn, cho trẻ đứng ở đầu hàng và bạn hãy nói một từ để các con nhảy lò cò đến đó. Cách học này rất đa dạng về hình thức. Với cách đầu tiên các bạn có thể dùng cho các bé mầm non. Còn nếu với một lớp đông mà muốn tăng thêm không khí, các bạn có thể chia đội, sắp xếp một hàng thẻ ở giữa. Luật chơi rất đơn giản, sau khi các bạn nói một từ ai có thể chạm tay vào tấm thẻ và đọc được từ đó sẽ được điểm. Những trò chơi nho nhỏ như thế này rất vui, sẽ tạo cảm hứng học cho các con.

  • Cho con làm giáo viên:

Một đặc điểm của trẻ con là thích được thể hiện trước người lớn. Vì vậy, thỉnh thoảng để các con yêu thể hiện cũng là một cách học tốt. Với lớp học ít người. Bạn có thể nhặt một tấm card và hỏi con xem tấm này nghĩa là gì. Con rụt rẻ thì hãy gợi ý thêm. Ví dụ, bạn cầm tấm thẻ “cat” và hỏi “what animal is it?”, “is it a dog?” …. Còn nếu một lớp đông, hãy cho con lên chọn một tấm thẻ, làm hành động để những đứa bé khác đoán.

Chỉ với những tấm thẻ mà ta có thể biến hóa vố số trò chơi, cách học hấp dẫn đúng không nào?

Không cứ ở trung tâm tiếng Anh mới được sử dụng flashcard, các bậc phụ huynh hãy dành ra một chút thời gian cho các bé yêu và cả gia đình sẽ có những buổi học vui vẻ, đầy ý nghĩa.

Mời các bậc phụ huynh tham khảo website X3English để có thêm những bài viết tiếng Anh thú vị được cập nhật thường xuyên nhé.

Phạm Ngọc Hoàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *